Hỗ trợ: 0932696777

Email: tinhdaufacare1979@gmail.com

Tinh Dầu Rau Răm – Cambodian mint

2.500.000 - 95.000.0003.000.000 2.500.000

Tiết kiệm: 500.000₫ (17%)

Tinh Dầu Rau Răm Rau – Cambodian mint có chứa flavonoid – một chất chống oxy hóa rất tốt, giúp ngăn chặn tình trạng lão hóa và ngăn tế bào ung thư phát triển. Bên cạnh đó, nó còn có nhiều lợi ích với sức khỏe, bao gồm hỗ trợ tiêu hóa, trừ phong hàn, giúp sáng mắt, khỏe gân cốt, trị chứng chuột rút, hạ sốt, lợi tiểu, chống nôn, hoạt huyết tiêu độc và tiêu viêm…

Chia sẻ
Gọi tổng đài để mua nhanh:

Tinh Dầu Rau Răm – Cambodian mint

    • Tinh Dầu Rau Răm Rau có chứa flavonoid – một chất chống oxy hóa rất tốt, giúp ngăn chặn tình trạng lão hóa và ngăn tế bào ung thư phát triển. Bên cạnh đó, nó còn có nhiều lợi ích với sức khỏe, bao gồm hỗ trợ tiêu hóa, trừ phong hàn, giúp sáng mắt, khỏe gân cốt, trị chứng chuột rút, hạ sốt, lợi tiểu, chống nôn, hoạt huyết tiêu độc và tiêu viêm… Hãy cùng FACARE khám phá những tác dụng chi tiết về loại tinh dầu thiên nhiên này nhé.

    1. Thông tin sản phẩm tinh dầu rau răm

    • Tên tiếng Việt: Tinh Dầu Rau Răm
    • Tên tiếng Anh: Cambodian mint Essential Oil
    • Tên gọi khác: Vietnamese mint Essential Oil
    • Tên khoa học: Persicaria odorata
    • Mô tả thực vật: Rau răm (danh pháp hai phần Persicaria odorata) là một loài thực vật ăn được thuộc họ Polygonacea – họ Thân đốt hay họ Rau răm). Rau răm là cây thân thảo, lá của chúng được sử dụng rộng rãi trong các món ăn của khu vực Đông Nam Á. Trong một số văn bản thuộc các ngôn ngữ khác, chẳng hạn như tiếng Anh đôi khi người ta gọi nó là Vietnamese mint(?), Vietnamese cilantro, Vietnamese coriander(?) hay Cambodian mint, tiếng Đan Mạch là Vietnamesisk koriander (?) v.v. Có tên gọi như vậy là do lá và thân non của nó được sử dụng rộng rãi và rất đặc trưng trong nghệ thuật ẩm thực của Việt Nam – mà các du khách ngoại quốc rất thích, chủ yếu nó được ăn sống như một loại rau gia vị trong đĩa rau sống hay được sử dụng ở dạng thái nhỏ cho vào các món ăn như bún thang (một đặc sản của Hà Nội), miến (với thịt vịt hay ngan), cháo nấu bằng trai hay hến hoặc ăn kèm trứng vịt lộn cùng với hạt tiêu xay mịn và một chút muối ăn. Món gỏi gà xé phay cũng dùng rau răm làm tăng hương vị. Người dân ở khu vực Huế còn có món gà bóp, trong đó thịt gà trộn lẫn với rau răm và hạt tiêu, tỏi, đường, ớt, dấm hay chanh. Rau răm còn là một trong những thành phần chính của bánh tráng trộn (1 món ăn vặt đường phố của Việt Nam).
    • Đặc điểm: Rau răm là một loại cây lưu niên sinh trưởng tốt nhất trong vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới trong điều kiện nóng ẩm nhưng không sống được nếu vĩ độ trên 32° hay quá nhiều nước. Trong điều kiện thuận lợi, thân cây có thể cao từ 15 đến 30 cm. Khi quá lạnh hoặc quá nóng, cây rau răm sẽ lụi tàn.Mặt trên lá răm màu lục sẫm, điểm đốm màu nâu nhạt còn mặt dưới màu hung đỏ. Thân răm có đốt.
      Ở Việt Nam rau răm được trồng làm rau hoặc có khi mọc tự nhiên. Rau răm có thể sinh trưởng tốt trong mùa hè ở vùng khí hậu ôn đới châu Âu. Cây rau răm ưa sáng và chịu được đất thoát nước tốt.
    • Sử dụng ở khu vực Đông Nam Á: Tại Singapore và Malaysia, lá rau răm thái nhỏ là thành phần thiết yếu của món súp laksa, người ta dùng nhiều đến mức tên gọi theo tiếng Malay daun laksa có nghĩa là “lá laksa”. (Tên gọi rau răm theo tiếng Malay là Daun kesum hay Daun lak)Chưa có nghiên cứu khoa học nào đo được tác động của rau răm lên ham muốn tình dục. Theo truyền thống, ở Việt Nam, các loại thảo dược được cho là kiềm chế ham muốn tình dục. Có một câu nói trong tiếng Việt, “rau răm, giá sống”, trong đó đề cập đến niềm tin phổ biến rằng rau răm làm giảm ham muốn tình dục, trong khi giá đậu có tác dụng ngược lại. Nhiều tu sĩ Phật giáo trồng rau răm trong khu vườn riêng của họ và ăn nó thường xuyên, để giúp họ sống trong đời sống độc thân
    • Lợi ích của rau răm: Rau răm có thể dùng được cả lá và cây, có thể dùng riêng hoặc phối hợp với những vị thuốc khác. Có thể dùng rau răm tươi, giã sống vắt lấy nước hoặc phơi khô sắc uống. Rau răm không độc. Rau răm được sử dụng cho các mục đích chữa bệnh sau:
    • Dùng chiết xuất từ cây rau răm để trị gàu;
    • Ăn sống rau răm cùng các loại gỏi, trứng vịt lộn,… để hạn chế nguy cơ đau bụng;
    • Rau răm hỗ trợ tốt cho thị lực, cho mắt sáng hơn;
    • Rau răm lợi tiểu, giúp giải độc cơ thể, làm sạch gan khỏi các chất độc hại;
    • Sử dụng rau răm hợp lý trong các món ăn sẽ giúp cải thiện trí nhớ, gân cốt chắc khỏe;
    • Nước ép rau răm hỗ trợ điều trị tốt cho các bệnh ngoài da như ghẻ lở, hắc lào,… Bã rau răm giã nhỏ đắp vào vị trí bị tổn thương hoặc lấy nước ép chấm vào nơi bị đau sẽ giúp trị nước ăn chân hiệu quả;
    • Uống nước ép rau răm giúp trị bệnh trướng bụng, khó tiêu; bã rau răm đem xoa bụng vào vùng rốn để thu được hiệu quả trị bệnh tốt hơn;
    • Rau răm kết hợp với gừng, giã nhỏ giúp điều trị cảm cúm, hắt hơi, sổ mũi;
    • Giã nhỏ rau răm với muối, đắp vào mụn nhọt và băng lại có thể giúp tiêu độc, chống viêm cho các vết mụn nhọt, áp xe sưng nóng ở giai đoạn đầu;
    • Tác dụng khác: Trị say nắng mùa hè, đứt tay chảy máu, hạ sốt, thông tiểu, kiết lỵ,…
    • Ăn nhiều rau răm nhiều liệu có tốt không?  Phụ nữ ngày thường nếu ăn quá nhiều rau răm có thể dẫn tới mất kinh nguyệt và không có khả năng sinh con nữa. Nếu chỉ ăn một vài ngọn rau răm như gia vị ăn kèm món khác thì không sao, nhưng nếu ép nước uống trong thời gian dài thì tuyệt đối không nên. Các chị em chú ý nhé.
    •  Với phụ nữ đang mang thai, ăn rau răm khi mang thai 3 tháng đầu hoặc các thời điểm khác có thể làm tăng nguy cơ sảy thai.

    2. Tiêu chuẩn chất lượng của tinh dầu rau răm

    • Bộ phận chiết xuất ra tinh dầu: Thân, lá
    • Phương pháp chiết xuất: Chưng cất hơi nước
    • Hình thức: Chất lỏng
    • Màu sắc: Tinh dầu rau răm có màu vàng nhạt
    • Mùi vị: Có mùi the mát, thơm đặc trưng rau răm
    • Tỷ trọng ở 20°C: 0.886 – 0.910
    • Chỉ số khúc xạ 20°C: 1.448 – 1.470
    • Góc quay cực ở 20°C: -35 đến -21
    • Thành phần hoạt chất chính trong tinh dầu rau răm: Các aldehyd chuỗi dài như decanal (28%), dodecanal (44%), ngoài ra là decanol (11%). Các sesquiterpene (α-humulene, β-caryophyllene) chiếm khoảng 15% trong tinh dầu.
    • Hạn dùng: 03 năm kể từ ngày sản xuất
    • Số lượng cung ứng: 900kg/tháng

    3. Xuất xứ tinh dầu rau răm nguyên chất

    • Việt Nam có phiếu kiểm nghiệm của Quatest 3
    • Ấn Độ/ Indonesia có các chứng nhận như sau:
    • Certificate Of Analysis (COA or C/A): Phân tích thành phần
    • Good Manufacturing Practices (GMP): Hướng dẫn thực hành sản xuất tốt
    • ISO 22000:2005: Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm, ban hành cuối năm 2005.
    • Hatal: Tiêu chuẩn theo luật của Người Hồi Giáo

    4. Quy cách đóng gói tinh dầu rau răm

    5. Công dụng của tinh dầu rau răm

    • Chữa bệnh cảm cúm: Để trị cảm cúm, bạn dùng tinh dầu rau răm kết hợp tinh dầu gừng pha vào cốc nước ấm, pha ít mật ong uống giúp làm ấm cơ thể, cải thiện chứng đầy hơi khó tiêu, làm ra mồ hôi, đào thải độc tố, giúp đường tiêu hóa khỏe mạnh, nhờ đó hệ miễn dịch được nâng cao. Ngoài ra, tinh dầu rau răm còn có tác dụng hạ sốt và lợi tiểu.
    • Điều trị bệnh nước ăn chân: Tác dụng của tinh dầu rau răm ngoài trị các bệnh từ bên trong còn có thể sát khuẩn ngoài da. Nếu bị nước ăn chân hãy lấy dầu rau răm bôi vào chỗ bị nước ăn mỗi ngày 2 lần. Hạn chế tiếp xúc với nước, giữ chân được khô ráo để tránh bội nhiễm. (Lưu ý: Nên pha loãng tinh dầu rau răm với dầu nền như dầu dừa, dầu hướng dương, dầu cám gạo, dầu ô liu hoặc dầu ăn thông thường rồi thoa vào vết thương để tránh tình trạng tinh dầu quá mạnh, hàm lượng cao sẽ dễ gây da bị kích ứng).
    • Chữa rắn cắn: Nếu phát hiện có người bị rắn cắn nhanh chóng giã nhỏ rau răm hoặc dùng tinh dầu rau răm, cho bệnh nhân uống nước còn bã thì đắp vào vết cắn rồi băng lại. Thực hiện sơ cứu càng sớm càng tốt sau đó đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất.
    • Cải thiện tình trạng kém ăn: Sử dụng tinh dầu rau răm cho vào các món ăn, chế biến, sản xuất các loại thực phẩm để giúp tăng kích thích vị giác, tăng sự thèm ăn, đồng thời tăng cường hệ tiêu hóa, cải thiện các chứng đầy hơi chướng bụng, tiêu hóa kém.
    • Hỗ trợ điều trị các bệnh ngoài da: Tinh dầu rau răm có đặc tính kháng viêm, chống khuẩn mạnh mẽ giúp điều trị nhiều bệnh như ghẻ lở, hắc lào bằng cách cho tinh dầu vào rượu dùng để bôi ngoài da.
    • Điều trị mụn nhọt, mụn trứng cá: Dùng tinh dầu rau răm kết hợp với tinh dầu tràm trà, thêm dầu dừa, argan hoặc dầu nền bạn ưa thích. Trộn đều hỗn hợp rồi thoa lên vùng da mụn. Sử dụng kiên trì mỗi ngày một lần trước khi đi ngủ, tuần sử dụng 3-4 lần.
    • Tinh dầu rau răm làm nguyên liệu sản xuất thực phẩm: Tinh dầu rau răm có thể được sử dụng để cho vào các món ăn để tăng thêm hương vị như cháo thịt dê, lẩu cá kèo, cho vào hến, ngao, sò để khử tanh và dễ tiêu hóa. Ngoài ra, món bún thang hoặc chả rươi hay được sử dụng trong các thực phẩm đóng hộp.
    • Tăng cường sinh lý cho đàn ông: Ngày nay, tác dụng của tinh dầu rau răm trong vấn đề này khác với quan niệm dân gian, gần đây chiết xuất rau răm đã được chứng minh là giúp tăng cường sinh lý đàn ông. Nguyên nhân là do rau răm có tác dụng kích thích sự ngon miệng, ăn no thì sung mãn. Bên cạnh đó, tinh dầu rau răm còn cải thiện được tình trạng di mộng tinh, xuất tinh sớm, giúp tăng khả năng sinh lý.

    6. Tinh dầu rau răm là nguyên liệu trong các ngành:

    • Dược phẩm: Tinh Dầu Rau Răm là nguyên liệu làm thuốc chữa bệnh trong cả Tây Y và Đông Y.
    • Mỹ phẩm: Tinh Dầu Rau Răm được ứng dụng rộng rãi trong nhiều sản phẩm như kem trị mụn, nước súc miệng, sữa rửa mặt, dầu gội, xà phòng, nước hoa…
    • Thực phẩm: Tinh Dầu Rau Răm được sử dụng phổ biến cho các món ăn, đồ hộp.
    • Làm đẹp và chăm sóc sức khỏe: Tắm, xông hương, trị liệu, massage, xông hơi chăm sóc làn da, làm nến thơm…

    7. Lưu ý khi sử dụng tinh dầu rau răm:

    • Pha loãng tinh dầu trước khi sử dụng.Tất cả các loại tinh dầu đều không nên bôi trực tiếp lên da vì được chiết xuất tự nhiên dưỡng chất cao nên khi bôi trực tiếp lên sẽ bị thừa dưỡng chất hoặc phản tác dụng.
    •  Không nên sử dụng tinh dầu rau răm với người máu nóng, ốm gầy. Những người có máu nóng cũng không nên ăn rau răm, sẽ làm tăng tính nóng trong người, giảm sinh khí và càng gầy gò hơn.
    • Phụ nữ có thai không nên ăn rau răm hay sử dụng tinh dầu rau răm vì nó có thể gây sảy thai. Trong dân gian từ xưa đã dùng rau răm để gây sảy đối với thai còn ít tuần. Vậy nên nhất định các bà bầu không được ăn rau răm khi thai nghén.
    • Bảo quản nơi khô mát, tránh ánh sáng mặt trời.
    • Không để tinh dầu rơi vào mắt hoặc các vết thương hở
    • Nếu có mùi lạ hoặc dị ứng thì ngừng sử dụng ngay
    • Tránh xa tầm tay trẻ em

    9.  Mua tinh dầu rau răm ở đâu tại Tp.HCM, Hà Nội? 

    • FACARE tự hào là Doanh nghiệp chuyên cung cấp các loại tinh dầu sỉ lẻ đạt chất lượng cao trên toàn quốc. Nhằm mang đến cho Quý khách hàng những trải nghiệm tốt nhất. FACARE cam kết nói không với hàng giả, hàng kém chất lượng.
    • Nếu bạn gặp khó khăn trong việc đặt mua trên Website hãy liên hệ với chúng tôi qua:
    • Hotline: 0932 696 777 (Zalo)
    • CSKH: 0906 266 797
    • Email: tinhdaufacare1979@gmail.com
    • Fanpage: https://www.facebook.com/tinhdauduoclieufacare
    • Địa chỉ: 28/8 Lương Văn Can, Phường 15, Quận 8, Tp.HCM.
Dung tích

, , ,

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Tinh Dầu Rau Răm – Cambodian mint”

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top
0932696777
Liên hệ